- BAN GIÁM ĐỐC
- PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH & TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
- KHOA DÂN SỐ, SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUYỀN THÔNG & GIÁO DỤC SỨC KHỎE
- KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG THỰC PHẨM & DINH DƯỠNG
- KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TẬT VÀ HIV/AIDS
- KHOA XÉT NGHIỆM - CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
- PHÒNG KẾ HOẠCH -NGHIỆP VỤ & DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ - VẬT TƯ Y TẾ
- PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
Năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh ngày Thế giới không thuốc lá năm 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới trẻ em, thanh thiếu niên bằng những sản phẩm có hại cho sức khỏe. Đồng thời kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ, bảo vệ các em khỏi tác động của việc quảng cáo thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số. Cụ thể:
- Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá
Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh thiếu niên từ 13-15 tuổi (13 triệu bé trai và 6 triệu bé gái) hiện đang hút thuốc lá, trong đó có khoảng 5 triệu thanh thiếu niên hút thuốc lá sống ở khu vực Đông Nam Á.
Theo một số báo cáo khảo sát, điều tra tại Việt Nam cho thấy: tỷ lệ học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử năm 2023 là 7,0%. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023.
Hút thuốc lá không chỉ gây tổn hại về sức khỏe của bản thân người hút mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, trong đó có trẻ em. Hút thuốc lá thụ động thông qua hít khói thuốc lá sẽ khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong khói thuốc lá có hơn 7.000 hóa chất, trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư, đó là axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư cho người hút thuốc và người hít phải thuốc lá thụ động. Đặc biệt, trẻ em trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư… nhiều hơn so với những trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc lá.
Thuốc lá điện tử và các dạng thuốc lá mới đang mở đầu cho xu hướng lạm dụng và nghiện các hóa chất nhân tạo tổng hợp bao gồm nicotin, các loại ma túy thế hệ mới và rất nhiều hóa chất khác của con người, không chỉ gây nên gánh nặng khổng lồ mới về y tế, kinh tế, an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng đến giống nòi và nhiều lĩnh vực khác.
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước tăng cường thực thi Luật phòng chống tác hại thuốc lá và các quy định hiện có. Thực hiện vận động, truyền thông, nghiên cứu về các hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá. Tăng cường bảo vệ trẻ em; nâng cao nhận thức trẻ em, thanh thiếu niên và cộng đồng về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới, lợi ích của việc quản lý và cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá mới.
- Phổ biến Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá:
Do tác hại quá lớn của thuốc lá đối với sức khỏe con người, môi trường, xã hội và kinh tế của quốc gia. Nên Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc Hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16/8/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013.
Một số nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá:
- In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, chiếm ít nhất 50% diện tích vỏ bao thuốc lá.
- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
- Xử lý vi phạm pháp luật về Phòng chống Tác hại thuốc lá (PCTHTL): Luật quy định nguyên tắc chung trong xử phạt vi phạm pháp luật về PCTHTL và một số biện pháp cụ thể để tăng cường thực thi pháp luật vì hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về PCTHTL đặc biệt là vi phạm quy định về hút thuốc lá nơi công cộng, buôn lậu thuốc lá đang diễn ra tràn lan, khó kiểm soát; tiếp tục kế thừa các quy định hiện hành như thuốc lá lậu là hàng hóa cấm kinh doanh, hành vi buôn lậu thuốc lá số lượng lớn sẽ bị xử lý hình sự.
- Bên cạnh đó, Luật đã giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định quy định cụ thể về hành vi, thẩm quyền và mức phạt nghiêm.
- Luật quy định cho phép người đứng đầu có một số quyền như: Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình; Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.
- Nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức.
- Cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Cấm bán thuốc lá phía ngoài cổng trường học và bệnh viện trong phạm vi 100 mét.
Để nâng cao sức khỏe cộng đồng liên quan đến tác hại của thuốc lá, mỗi người dân cần: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Nếu đang hút thuốc hãy cố gắng bỏ ngay và vận động người thân bỏ hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Hành động mạnh mẽ để ngăn chặn khả năng tiếp cận sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, bảo vệ trẻ em và những người không hút thuốc cũng như giảm thiểu tác hại về sức khỏe cho người dân./.
Nguyễn Văn Phong - Trung tâm Y tế Long Thành
- Hội nghị triển khai Hoạt động quản lý và điều trị lao tiềm ẩn năm 2022 (14.03.2022)
- Bệnh viêm gan siêu vi A và biện pháp phòng bệnh (07.04.2021)
- Lợi ích của vắc xin ngừa Covid-19 (05.04.2021)
- Nhìn lại một năm công tác phòng chống dịch bệnh tại huyện Long Thành (15.01.2021)
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch (31.10.2018)
- Công ty VEDAN tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh của huyện Long Thành (23.10.2018)
- Kiểm tra tình hình hoạt động phòng chống dịch bệnh của Ban Chỉ đạo xã, thị trấn (23.10.2018)
- Tổ chức phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết chủ động các trường học vùng nguy cơ cao (04.09.2018)