- BAN GIÁM ĐỐC
- PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH & TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
- KHOA DÂN SỐ, SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUYỀN THÔNG & GIÁO DỤC SỨC KHỎE
- KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG THỰC PHẨM & DINH DƯỠNG
- KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TẬT VÀ HIV/AIDS
- KHOA XÉT NGHIỆM - CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
- PHÒNG KẾ HOẠCH -NGHIỆP VỤ & DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ - VẬT TƯ Y TẾ
- PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes agypti còn gọi là muỗi vằn. Từ tháng 5 ngay khi đầu mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng với 87 trường hợp mắc. Đến tháng 6 có 294 trường hợp được phát hiện. Hiện nay hàng tuần có trên 100 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Những họat động phòng chống sốt xuất huyết trong thời gian qua có tác dụng nhất định trong việc khống chế dịch bệnh tăng cao. Trung tâm Y tế đã phối hợp UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiều biện pháp tập trung vào công tác tuyên truyền và xử lý 55 ổ dịch. Thực hiện phun hoá chất diện rộng tại 2 xã Long Đức và Cẩm Đường. Tuy nhiên hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và hành động của người dân là phải thường xuyên hàng tuần vệ sinh môi trường và diệt lăng quăng, nếu không sốt xuất huyết vẫn là mối de dọa cho sức khỏe tại địa phương.
Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện trong suốt năm và mắc nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 11. Đỉnh cao là vào các tháng 7, 8, 9 và 10. Một nơi được coi là có dịch sốt xuất huyết khi có trên 2 trường hợp xảy ra trong vòng 14 ngày trong một khu, ấp. Cùng thời gian và địa điểm đó phát hiện có lăng quăng hoặc muỗi vằn.
Muỗi vằn có vòng đời biến đổi hoàn toàn với giai đoạn ấu trùng sống trong nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, lăng quăng, nhộng và muỗi trưởng thành, trong đó chỉ có giai đoạn trưởng thành liên quan trực tiếp đến việc truyền bệnh. Thời gian trung bình từ trứng đến muỗi trưởng thành dài nhất là 10 ngày, ngắn nhất 7 ngày.
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết từ trẻ em đến người lớn. Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có 4 typ, sau khi nhiễm với typ nào thì chỉ có miễn dịch lâu dài với typ đó mà thôi.
Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin. Vì vậy, hiện tại biện pháp duy nhất có hiệu quả để phòng, chống là diệt côn trùng trung gian truyền bệnh. Thông qua biện pháp diệt lăng, diệt muỗi và ngăn ngừa muỗi đốt.
Những ngày tới là thời gian cao điểm của dịch. Để phòng, chống sốt xuất huyết hiệu quả song song với việc phun hoá chất diệt muỗi, đòi hỏi mỗi gia đình đều phải tham gia thực hiện cho chính mình, phải thực hiện thường xuyên và nhớ rằng không ai có thể thay mình làm tốt hơn công việc này. Hãy luôn nhớ khẩu hiệu: Không có lăng quăng, không có muỗi là không có bệnh sốt xuất huyết./.
Nguyễn Thi Văn Văn - Trung Tâm Y Tế Long Thành
- Giám sát công tác Y tế trường học năm học 2024-2025 tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện Long Thành (02.11.2024)
- Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và nhân viên Công ty TNHH Nhà hàng KEENG (01.11.2024)
- Tập huấn triển khai các hoạt động cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 (01.11.2024)
- Hội nghị Khoa học kỹ thuật lần thứ XV (01.11.2024)
- Trạm Y tế xã Long Đức, Long An nhận chuyển giao kỹ thuật cấy chỉ điều trị bệnh (23.10.2024)
- TRUYỀN THÔNG HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ LÀM MẸ AN TOÀN NĂM 2024 (15.10.2024)
- Họp triển khai Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số huyện Long Thành năm 2024 (02.10.2024)
- Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người cấp dưỡng bếp ăn mầm non, trường học xã An Phước năm 2024 (30.09.2024)
- GIAO BAN DÂN SỐ QUÝ III/ 2024 (30.09.2024)
- Tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu các trường hợp TNTT tại cộng đồng và kỹ năng ghi chép, phân tích, phiên giải số liệu TNTT năm 2024 (24.09.2024)