- BAN GIÁM ĐỐC
- PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH & TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
- KHOA DÂN SỐ, SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUYỀN THÔNG & GIÁO DỤC SỨC KHỎE
- KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG THỰC PHẨM & DINH DƯỠNG
- KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TẬT VÀ HIV/AIDS
- KHOA XÉT NGHIỆM - CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
- PHÒNG KẾ HOẠCH -NGHIỆP VỤ & DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ - VẬT TƯ Y TẾ
- PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm” đã khái quát như sau: Trong những năm qua, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Để đảm bảo thống nhất thực hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó phân công, phân cấp cho các ngành, các cấp về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) để triển khai thi hành Luật An toàn thực phẩm, đồng thời triển khai kịp thời các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tăng cường công tác quản lý ATTP góp phần tạo chuyển biến tích cực cho công tác bảo đảm ATTP trong thời gian qua, bước đầu đã tạo được các chuỗi thực phẩm an toàn được xác nhận, mô hình điểm về bếp ăn tập thể,…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về ATTP còn nhiều hạn chế như: Các vi phạm về ATTP còn khá phổ biến; tình hình ngộ độc thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ và diễn biến phức tạp, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm làm 657 người mắc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý lo ngại trong Nhân dân; Công tác truyền thông, giáo dục về ATTP thực hiện chưa thường xuyên, hình thức chưa phù hợp với từng đối tượng cụ thể nên hiệu quả chưa cao; Một số đơn vị, địa phương chưa ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành, chưa kiên quyết xử lý vi phạm về ATTP; Bộ máy quản lý ATTP chưa được hoàn thiện; Một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm còn chạy theo lợi nhuận, chưa chú trọng đến quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng.
Nhận thức được những được những hạn chế về công tác bảo đảm ATTP hiện nay và nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trên địa bàn huyện, trên tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 06 của UBND tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Y tế Long Thành đã triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm ATTP trong năm 2024 (số liệu 10 tháng đầu năm) với nội dung như sau:
Huyện Long Thành hiện quản lý 892 cơ sở thực phẩm (thuộc lĩnh vực y tế).
Trong đó:
- Tuyến huyện quản lý: 257 cở sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Tuyến xã quản lý: 635 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
- Mô hình xã điểm thức ăn đường phố đã công nhận: 14/14 xã, thị trấn (đạt 100%).
- 100% xã, thị trấn có quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo bảo đảm VSATTP (Ban chỉ đạo PTTDĐKXD ĐSVH) và Tổ kiểm tra liên ngành ATTP năm 2024.
- Ký cam kết bảo đảm ATTP thức ăn đường phố: 635/635 cơ sở (đạt 100%).
Trong năm 2024 (số liệu 10 tháng đầu năm) không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện; Kiểm tra: 758 lượt cơ sở (đạt: 748; không đạt: 10); Tham mưu xử lý vi phạm: 05 cơ sở (số tiền phạt 52.000.000 đồng); Xét nghiệm nhanh: 331 mẫu thực phẩm (đạt 100%); xét nghiệm tại labo: 527 mẫu nước (đạt: 448; không đạt: 79); Tổ chức 07 lớp tập huấn kiến thức ATTP cho 719 người kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Tổ chức 82 buổi nói chuyện trực tiếp về chuyên đề ATTP cho 2.167 người là cán bộ, lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể xã, thị trấn và người tiêu dùng; Triển khai thực hiện tốt các chuyên đề về ATTP như Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm 2024, “Tháng hành động vì ATTP” và dịp Tết Trung thu năm 2024; Tham gia phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trên thực tế công tác quản lý nhà nước về ATTP vẫn còn nhiều khó khăn đối với tuyến xã. Đó là, tình trạng nhân lực làm công tác ATTP ở Trạm Y tế xã kiêm nhiệm nhiều công việc nên không có nhiều thời gian đầu tư cho công tác ATTP, chuyên trách làm công tác ATTP tại một số Trạm Y tế thường xuyên thay đổi do nhiều vấn đề nên thiếu tính ổn định, liên tục. Mặt khác, thiếu kinh phí hỗ trợ cũng gây nhiều khó khăn do tổ kiểm tra ATTP phải đi kiểm tra cơ sở bằng xe cá nhân nhưng không có chế độ hỗ trợ cho người tham gia. Thiếu tính chủ động trong công tác kiểm tra do tổ kiểm tra ATTP tuyến xã là tổ liên ngành có nhiều thành viên ở các ban, ngành liên quan tham gia nên bị động trong vấn đề triệu tập thành viên tham gia. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xử lý các vi phạm về ATTP ở tuyến xã hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, đôn đốc nên tính răn đe không cao.
Theo số liệu năm 2024, số cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tuyến xã quản lý chiếm trên 70% (607/892 cơ sở) số cơ sở thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý trên địa bàn huyện. Điều đó cho thấy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong quản lý ATTP là rất quan trọng. Vì vậy, để nâng cao vai trò, trách nhiệm của tuyến xã trong quản lý ATTP, thời gian tới, kiến nghị các cấp, các ngành cần quan tâm, đầu tư công tác ATTP tuyến xã về nhân lực, nghiệp vụ, phương tiện và kinh phí để bảo đảm hoạt động. Lực lượng quản lý ATTP tuyến xã cần quản lý chặt chẽ cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thường xuyên các hoạt động trong lĩnh vực ATTP đến các cơ sở thực phẩm trên địa bàn.
Về Trung tâm Y tế huyện, trong thời gian tới tiến hành điều tra, rà soát, tổng hợp lại số liệu cơ sở thực phẩm trên địa bàn để làm căn cứ xây dựng kế hoạch bảo đảm ATTP năm 2025. Duy trì công tác truyền thông qua hệ thống loa phát thanh hàng tháng tại các xã, thị trấn và các hình thức truyền thông phù hợp khác. Chủ động, tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vào các dịp Lễ, Tết, tháng cao điểm về ATTP trong năm 2025; Chủ động phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, chú trọng các loại hình cung cấp suất ăn sẵn, dịch vụ nấu ăn, bếp ăn tập thể doanh nghiệp, trường học, đảm bảo thực hiện tốt quy định về kiểm thực 03 bước và lưu mẫu thực phẩm nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra; Tăng cường công tác xét nghiệm nhanh thực phẩm nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm trong cộng đồng./.
Vương Sĩ Tuyền
- Đảng bộ Trung tâm Y tế tổ chức sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (08.05.2024)
- Đoàn TTYT Long Thành và Bệnh viên ĐKKV Long Thành tham gia Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Đồng Nai năm 2024 do Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai tổ chức (06.05.2024)
- Triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 (22.04.2024)
- Hội nghị triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai năm 2024 (17.04.2024)
- Hướng dẫn an toàn thực phẩm và lấy mẫu thực phẩm lưu 24 giờ phục vụ Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Long Thành nhiệm kỳ 2022-2027 (15.04.2024)
- Hướng dẫn tra cứu, sử dụng Bộ pháp điển (10.04.2024)
- Hội nghị giới thiệu các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế (03.04.2024)
- Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh sau khi 1 trường hợp tử vong vì cúm A/H5N1 (27.03.2024)
- GIAO BAN CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ QUÝ I/2024 (22.03.2024)
- Ngày 20/3/2024 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 3/ 2024 (22.03.2024)