- BAN GIÁM ĐỐC
- PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH & TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
- KHOA DÂN SỐ, SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUYỀN THÔNG & GIÁO DỤC SỨC KHỎE
- KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG THỰC PHẨM & DINH DƯỠNG
- KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TẬT VÀ HIV/AIDS
- KHOA XÉT NGHIỆM - CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
- PHÒNG KẾ HOẠCH -NGHIỆP VỤ & DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ - VẬT TƯ Y TẾ
- PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
Thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 24/6/2024 của Ủy ban nhân ện Long Thành về việc tiếp và làm việc với Đoàn Chính quyền thành phố Trung Sơn, Quảng Đông và ký kết giữa UBND huyện Long Thành với thành phố Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc.
Nhằm chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Ngày 26/6/2024, Khoa An toàn thực phẩm phối hợp Phòng Y tế huyện Long Thành đã tiến hành kiểm tra, hướng dẫn và lưu mẫu thực phẩm 24h tại Công ty TNHH Nhà hàng Keeng (Nhà hàng hải sản Keeng), số 34, khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành, phục vụ tiếp Đoàn Chính quyền thành phố Trung Sơn, Quảng Đông.
Mùa hè với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao là điều kiện thuận lợi để các loại vi trùng, vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng và phát triển làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng nên:
1. Chọn thực phẩm an toàn:
Chọn thực phẩm tươi: rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khoẻ.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín:
Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống:
Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn:
Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn:
Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.
Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn…Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn:
Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ./.
Nguyễn Thị Thu Hạnh – Trung tâm y tế Long Thành
- Điều tra trường hợp bị chó dại cắn ở Long Phước (19.10.2023)
- Giám sát công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết (16.10.2023)
- Phối hợp triển khai tư vấn, khám, siêu âm tại 14 xã, thị trấn (16.10.2023)
- Huyện Long Thanh khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số năm 2023 (11.10.2023)
- Sơ kết bảo đảm an toàn thực phẩm 9 tháng đầu năm 2023 (11.10.2023)
- GIÁM SÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM (11.10.2023)
- Huyện Long Thành đảm bảo an toàn thực phẩm trong 9 tháng đầu năm 2023 (09.10.2023)
- Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu (20.09.2023)
- Huyện ủy Long Thành tổ chức Hội nghị báo cáo viên (20.09.2023)
- Hướng dẫn hoạt động Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi năm 2023 (12.09.2023)