- BAN GIÁM ĐỐC
- PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH & TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
- KHOA DÂN SỐ, SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUYỀN THÔNG & GIÁO DỤC SỨC KHỎE
- KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG THỰC PHẨM & DINH DƯỠNG
- KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TẬT VÀ HIV/AIDS
- KHOA XÉT NGHIỆM - CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
- PHÒNG KẾ HOẠCH -NGHIỆP VỤ & DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ - VẬT TƯ Y TẾ
- PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
Cơ thể con người chỉ cần một lượng rất nhỏ các loại vi chất dinh dưỡng bao gồm, các nhóm vitamin A, B, C, D, E… và các nhóm nguyên tố khoáng như: canxi, phốt pho, sắt, kẽm, magie, Iốt, selen, đồng… nhưng nó lại đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Thiếu những chất này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Một số bệnh thường gặp khi cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt; còi xương do thiếu canxi và vitamin D; bướu cổ do thiếu I ốt; suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm; thiếu vitamin A và bệnh khô mắt… Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng chủ động và an toàn nhất là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn.
Trong đó Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ từ 06 đến 35 tháng tuổi. Khi thiếu vitamin A sẽ làm cho trẻ chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Thiếu vitamin A nặng gây khô mắt, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả mù vĩnh viễn.
Có 3 nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A:
- Một là: Do khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A
Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp, vì vậy nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A là do chế độ ăn nghèo vitamin A và caroten. Ở những trẻ đang bú thì nguồn vitamin A được cung cấp từ sữa mẹ. Nên trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A. Hoặc trong thời kỳ cho con bú nếu bữa ăn của mẹ thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con.
- Hai là: Mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có liên quan nhiều tới thiếu vitamin A. Sởi, tiểu chảy kéo dài, viêm đường hôm hấp và nhiễm giun nặng, nhất là nhiễm giun đũa làm tăng nhu cầu vitamin A gây nguy cơ thiếu vitamin A.
- Ba là: Suy dinh dưỡng
Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin A vì protein (chất đạm) giữ vai trò trong chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể. Một chế độ ăn nghèo protein thường nghèo vitamin A. Ngoài ra, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A.
Để phòng thiếu vitamin A cho trẻ:
1. Hãy cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt sau sinh và duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu đời và kéo dài đến khi trẻ tròn 02 tuổi hoặc hơn. Đồng thời mẹ cần ăn đa dạng thực phẩm để đảm bảo chất lượng nguồn sữa mẹ đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ.
2. Tăng cường vitamin A từ thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm:
Đặc biệt, bổ sung vitamin A qua thực phẩm là giải pháp lâu dài, an toàn và hiệu quả để phòng bệnh thiếu vi chất này. Theo đó, các nhóm thực phẩm giàu vitamin A mà bố mẹ có thể tăng cường cho trẻ bao gồm:
+ Thức ăn nguồn gốc động vật: gan, thịt, cá, trứng, sữa…
+ Thức ăn nguồn gốc thực vật, chứa nhiều tiền vitamin A (caroten) gồm: các loại rau xanh như rau muống, bông cải xanh, xà lách, rau ngót, rau diếp, rau dền, hành lá, rau thơm; các loại củ quả như gấc, cà rốt, ớt chuông, quả chín như đu đủ, xoài…
Đặc biệt, sử dụng thực phẩm giàu vitamin A cần đi kèm với chế độ ăn đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A dược hấp thu dễ dàng và trọn vẹn.
3. Uống bổ sung vitamin A liều cao
Đối với trẻ có nguy cơ cao thiếu vitamin A, trẻ cần được uống bổ sung viên nang vitamin A mỗi 6 tháng 1 lần (trẻ giai đoạn 06-35 tháng tuổi).
Để phòng, chống thiếu vitamin A cho trẻ, cha mẹ hãy đưa trẻ trong độ tuổi 06 -35 tháng tuổi, trẻ có nguy cơ cao thiếu Vitamin A như trẻ bị mắc sởi, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp mãn, suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng nặng khác đi uống bổ sung vitamin A tại các điểm uống của 14 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Long Thành từ ngày 01 tháng 12 năm 2024 đến hết ngày 02 tháng 12 năm 2024, và uống vét đến hết ngày 10 tháng 12 năm 2024.
Lê Thị Liên
- Huyện Long Thành tiêm vắc xin phòng COVID -19 cho trẻ (20.04.2022)
- Nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe tại nhà khi bị Covid-19 (20.04.2022)
- Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID -19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi (20.04.2022)
- Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2022 (19.04.2022)
- Trung tâm Y tế Long Thành tích cực triển khai các công tác hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Long Thành (05.04.2022)
- Truyền thông lưu động tiêm vắc xin phòng chống Covid -19 liều bổ sung, liều nhắc lại (30.03.2022)
- Long Thành triển khai dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) (02.04.2019)
- Hội thảo dự phòng các bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ em liệu chúng ta có thể làm tốt hơn. (16.12.2018)
- Giao ban dự án PAL 6 tháng cuối năm (16.12.2018)
- Mít tinh hưởng ứng tháng hành động quốc gia về dân số (16.12.2018)