Trung tâm Y tế khu vực Long thành cùng các trạm Y tế xã trên địa bàn tăng cường điều tra, xử lý dịch bệnh tay chân miệng.
Tình hình dịch bệnh Tay chân miệng diễn biễn phúc tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2025 đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 3241 ca mắc, tăng 14,77% so với cùng kỳ năm 2024 (2824) ca. Khoong ghi nhận ca tử vong. Ca bênh jtawng cao tại các xã, phường khu vực Biên Hòa, Trảng bom, Long thành, Vĩnh cửu.
Trên địa bàn khu vực Long Thành đầu năm 2025 đến nay ghi nhận 292 ca mắc, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2024 (417 ca). Ca bệnh tăng cao từ tuần 21 năm 2025( cuối tháng 5 đến nay). Tập trung tại các xã An Phước, Long Thành, Phước thái.
Ngày 05/7/2025, nhận được thông tin phản hồi ca bệnh từ Bệnh viện đa Khoa Khu vực Long Thành. Trung tâm Y tế khu vực Long Thành đã phối hợp các trạm y tế xã trên khu vực Long Thành tăng cường điều tra, giám sát, xác minh, xử lý các ca bệnh kịp thời.
Đứng trước những khó khăn về phần mềm "Hệ thống quản lý giám sát bệnh nhân truyền nhiễm - Thông tư 54/2015/TT-BYT" đang được nâng cấp phiên bản thứ 04 của hệ thống phù hợp với địa giới hành chính mới.
Trung tâm y tế khu vực Long Thành cùng các trạm Y tế xã tăng cường điều tra, giám sát ca bệnh tại địa phương qua các Phòng Khám Đa Khoa, Phòng Khám Nhi trên địa bàn, các trường mầm non công lập, các nhóm trẻ độc lập treen địa bàn và ngoài cộng đồng nhàm phát hiện sớm ca bệnh Tay chân miệng xử lý, kịp thời theo đúng quy định.
Cấp phát hóa chất Chloramin B cho các trường mầm non độc lập hướng dẫn thực viện vệ sinh đồ chơi, các phòng học, hành lang hàng ngày đối với các trường có ghi nhận ca mắc bệnh Tay chân miệng, đối với những trường. nhóm trẻ độc lập chưa óc ca mắc bệnh Tay chân miệng thì vệ sinh đồ chơi, các phòng học, hành lang ít nhất 03 lần/ Tuần để phòng Tay chân miệng, cấp Chloramin B cho các hộ gia đình có con bị bệnh Tay chân miệng hướng dẫn vệ sinh tại hộ gia đình, hướng dẫn thực hiện cách ly tại nhà không đến lớp, các khu vui chơi công cộng ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh và chỉ đến lớn, các khu vui chơi công cộng khi hết loét miệng và các phòng nước.
Cấp phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân và các nhóm trẻ độc lập trên địa bàn nâng cao nhận thức về thực hiện các biện pháp để chủ động phòng, chống bệnh Tay chân miệng.
Bệnh Tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, chưa có vắc - xin phòng ngừa, quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh. Cần thực hiện 3 sạch là biện pháp phòng bệnh Tay chân miệng cho trẻ.
- Ăn uống sạch: Thực hiện ăn chín, uống chí, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo vật dụng ăn uống sạch sẽ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa...
- Ở sạch: Vi rút có thể tồn tại ở bề mặt đồ vật trong không gian sống. Vì vậy,cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi. dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay xịn cầu thang, mặt bàn/ ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy thông thường.
- Bàn tay sạch: Trẻ và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.