A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung tâm Y tế Long Thành cùng Trạm Y tế xã An Phước xử lý ổ dịch Tay chân miệng tại Nhóm trẻ Độc lập ABC xã An Phước

Ngày 30/6/2025, nhận được thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, về các ca mắc Bệnh tay chân miệng ghi nhận trên địa bàn xã An Phước và Thị Trấn Long Thành đã phối hợp Trạm Y tế xã An Phước, Trạm Y tế Thị Trấn Long Thành tiến hành điều tra, xác minh kết quả ghi nhận hiện các ca bệnh có đi học chung một lớp tai nhóm trẻ Độc lập ABC xã An Phước. Qua điều tra dịch tễ ghi nhận:

 -Ngày 16/6/2025 hai trẻ cùng có triệu chứng:

Vũ Trương Anh Khôi, có triệu chứng sốt, nổi bóng nước ở tay, chân, loét miệng, chán ăn, đau họng có đi khám Phòng khám tư chẩn đoán Tay chân miệng.

Phan Huỳnh Bảo Ngọc, có triệu chứng sốt, nổi bóng nước ở tay, chân, loét miệng có đi khám Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai chẩn đoán bệnh Tay chân miệng.

- Ngày 19/6/2025, em Nguyễn Bảo Khang có triệu chứng sốt, nổi bóng nước ở tay, chân, loét miệng có đi khám Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai chẩn đoán bệnh Tay chân miệng.

- Ngày 21/6/2025, em Lê Đức Anh có triệu chứng sốt, nổi bóng nước ở tay, chân, loét miệng  có đi khám Bệnh viện Nhi đồng 2 chẩn đoán bệnh Tay chân miệng.

-Hiện tình trạng sức khỏe của 04 em ổn định chưa có biểu hiện để lại biến chứng, di chứng.

Cùng ngày điều tra dịch tễ Trung tâm Y tế Long Thành cùng Trạm Y tế xã An Phước tiến hành: 

1. Cấp phát hóa chất Chloramin B tại nhóm Mầm non Độc lập ABC An Phước hướng dẫn các cô giáo vệ sinh các phòng học hàng ngày, cấp Chloramin B cho các hộ gia đình có con bị bệnh Tay chân miệng hướng dẫn vệ sinh tại hộ gia đình.

2. Cấp phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân và các nhóm trẻ Mầm non Độc lập trên địa bàn nâng cao nhận thức về các biện pháp để chủ đọng phòng, chống bệnh Tay chân miệng.

3. Bệnh Tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, chưa có vắc-xin phòng ngừa, quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh. Cần thực hiện 3 sạch là biện pháp phòng bệnh Tay chân miệng cho trẻ.

-Ăn uống sạch: Thực hiện ăn chín, uống chín, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo vật dụng ăn uống sạch sẽ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa.

-Ở sạch: Vi rút có thể tồn tại ở bề mặt đồ vật trong không gian sống. Vì vậy, cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

-Bàn tay sạch: Trẻ và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẩm, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...