- BAN GIÁM ĐỐC
- PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH & TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
- KHOA DÂN SỐ, SỨC KHỎE SINH SẢN, TRUYỀN THÔNG & GIÁO DỤC SỨC KHỎE
- KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG THỰC PHẨM & DINH DƯỠNG
- KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TẬT VÀ HIV/AIDS
- KHOA XÉT NGHIỆM - CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
- PHÒNG KẾ HOẠCH -NGHIỆP VỤ & DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ - VẬT TƯ Y TẾ
- PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người cấp dưỡng bếp ăn mầm non, trường học xã An Phước năm 2024
Bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng, nhằm bảo đảm cho học sinh, trẻ nhỏ có sức khỏe tốt, phát triển cả về trí lực và thể lực góp phần nâng cao sức học tập, lao động và vui chơi của học sinh, trẻ nhỏ trong giai đoạn xã hội phát triển hiện nay. Bên cạnh đó, nếu thực phẩm không đảm bảo chất dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thì có nguy cơ các em sẽ bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, mặt khác nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm nhẹ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng thì sẽ có nguy cơ bị tử vong. Để nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành đảm bảo an toàn thực phẩm và trách nhiệm của người quản lý, người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm trong các bếp ăn tập thể trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm xảy ra. Ngày 28/9/2024, Trung tâm Y tế Long Thành phối hợp với UBND xã An Phước, Trạm Y tế xã An Phước tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người quản lý, chủ cơ sở và người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học, các cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn xã An Phước và các xã lân cận với 149 người tham dự. Tham dự buổi tập huấn, người quản lý, chủ cơ sở và người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ được phổ biến các quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống (bếp ăn tập thể) theo Luật An toàn thực phẩm; các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (bếp ăn tập thể) và các hoạt động tự kiểm tra an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống (bếp ăn tập thể). Bên cạnh đó, người quản lý, chủ cơ sở, người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ còn được tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; tác động của chất lượng thực phẩm đối với sức khỏe con người; các nguồn ô nhiễm thực phẩm; thực trạng an toàn thực phẩm hiện nay; những nguy cơ về an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm; việc sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm; ngộ độc thực phẩm và các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, buổi tập huấn còn giúp người quản lý, chủ cơ sở, người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ nắm vững 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm, hướng dẫn chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu 24 giờ, được hướng dẫn cách rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang và bao tay đúng cách, buộc tóc khi chế biến thực phẩm và lưu ý về những thói quen không phù hợp trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm. Lớp tập huấn đã phần nào cung cấp thông tin, giải đáp các thắc mắc của người quản lý, chủ cơ sở, người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ về kiến thức an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống (bếp ăn tập thể). Qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc và các bệnh lây truyền qua thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ./.
GIAO BAN DÂN SỐ QUÝ II/ 20...
22/05/2024 15:47:26
NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC...
29/05/2024 15:47:23
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG...
04/06/2024 07:07:09
Cụm Thi đua các đơn vị...
12/06/2024 06:56:20
Hướng dẫn một số kỹ...
12/06/2024 07:00:33
Hưởng ứng ngày ASEAN phòng,...
14/06/2024 15:59:24
Vắc xin HPV được mở rộng...
14/06/2024 16:09:04
Kiểm tra, giám sát chương...
25/06/2024 11:04:17
Trung tâm Y tế huyện Long...
27/06/2024 13:47:50
Trung tâm Y tế huyện Long...
28/06/2024 15:27:49
Trung tâm Y tế huyện Long...
03/07/2024 15:43:56
Hưởng ứng Ngày vệ sinh...
10/07/2024 07:32:12
Hội nghị Truyền thông chăm...
22/07/2024 22:05:11
CĐCS Trung tâm Y tế Long Thành...
22/07/2024 22:11:21
Hội nghị Truyền thông chăm...
25/07/2024 07:30:58
Điều tra, đánh giá tình...
25/07/2024 07:35:56
Tham gia Đoàn khảo sát địa...
25/07/2024 13:26:22
Đảm bảo ATTP kỳ thi tốt...
25/07/2024 13:28:27
TTYT LONG THÀNH: HỌP MẶT KỶ...
25/07/2024 13:34:31
Điều tra trường hợp bị...
25/07/2024 13:44:35
BẢNG GIÁ THU TIỀN TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH NĂM 2024
BẢNG GIÁ THU TIỀN TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH NĂM 2024
CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 31 THÁNG 5 NĂM 2024 “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”
Năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5. Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh ngày Thế giới không thuốc lá năm 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới trẻ em, thanh thiếu niên bằng những sản phẩm có hại cho sức khỏe. Đồng thời kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ, bảo vệ các em khỏi tác động của việc quảng cáo thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số. Cụ thể: 1. Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh thiếu niên từ 13-15 tuổi (13 triệu bé trai và 6 triệu bé gái) hiện đang hút thuốc lá, trong đó có khoảng 5 triệu thanh thiếu niên hút thuốc lá sống ở khu vực Đông Nam Á. Theo một số báo cáo khảo sát, điều tra tại Việt Nam cho thấy: tỷ lệ học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử năm 2023 là 7,0%. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Hút thuốc lá không chỉ gây tổn hại về sức khỏe của bản thân người hút mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh, trong đó có trẻ em. Hút thuốc lá thụ động thông qua hít khói thuốc lá sẽ khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong khói thuốc lá có hơn 7.000 hóa chất, trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư, đó là axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư cho người hút thuốc và người hít phải thuốc lá thụ động. Đặc biệt, trẻ em trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư… nhiều hơn so với những trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc lá. Thuốc lá điện tử và các dạng thuốc lá mới đang mở đầu cho xu hướng lạm dụng và nghiện các hóa chất nhân tạo tổng hợp bao gồm nicotin, các loại ma túy thế hệ mới và rất nhiều hóa chất khác của con người, không chỉ gây nên gánh nặng khổng lồ mới về y tế, kinh tế, an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng đến giống nòi và nhiều lĩnh vực khác. Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước tăng cường thực thi Luật phòng chống tác hại thuốc lá và các quy định hiện có. Thực hiện vận động, truyền thông, nghiên cứu về các hoạt động của ngành công nghiệp thuốc lá. Tăng cường bảo vệ trẻ em; nâng cao nhận thức trẻ em, thanh thiếu niên và cộng đồng về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới, lợi ích của việc quản lý và cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá mới. 2. Phổ biến Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá: Do tác hại quá lớn của thuốc lá đối với sức khỏe con người, môi trường, xã hội và kinh tế của quốc gia. Nên Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc Hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16/8/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013. Một số nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá: - In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, chiếm ít nhất 50% diện tích vỏ bao thuốc lá. - Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. - Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện. - Xử lý vi phạm pháp luật về Phòng chống Tác hại thuốc lá (PCTHTL): Luật quy định nguyên tắc chung trong xử phạt vi phạm pháp luật về PCTHTL và một số biện pháp cụ thể để tăng cường thực thi pháp luật vì hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về PCTHTL đặc biệt là vi phạm quy định về hút thuốc lá nơi công cộng, buôn lậu thuốc lá đang diễn ra tràn lan, khó kiểm soát; tiếp tục kế thừa các quy định hiện hành như thuốc lá lậu là hàng hóa cấm kinh doanh, hành vi buôn lậu thuốc lá số lượng lớn sẽ bị xử lý hình sự. - Bên cạnh đó, Luật đã giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định quy định cụ thể về hành vi, thẩm quyền và mức phạt nghiêm. - Luật quy định cho phép người đứng đầu có một số quyền như: Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình; Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở. - Nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức. - Cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. - Cấm bán thuốc lá phía ngoài cổng trường học và bệnh viện trong phạm vi 100 mét. Để nâng cao sức khỏe cộng đồng liên quan đến tác hại của thuốc lá, mỗi người dân cần: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Nếu đang hút thuốc hãy cố gắng bỏ ngay và vận động người thân bỏ hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Hành động mạnh mẽ để ngăn chặn khả năng tiếp cận sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, bảo vệ trẻ em và những người không hút thuốc cũng như giảm thiểu tác hại về sức khỏe cho người dân./.
Tổ chức phun hóa chất phòng chống sốt xuất...
Kiểm tra tình hình hoạt động phòng chống...
Công ty VEDAN tham gia các hoạt động phòng...
Kiểm tra công tác phòng chống dịch
Nhìn lại một năm công tác phòng chống dịch...
Lợi ích của vắc xin ngừa Covid-19
Bệnh viêm gan siêu vi A và biện pháp phòng...
Tham dự tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng giám sát môi trường lao động năm 2024
Quan trắc môi trường lao động giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, đảm bảo an toàn lao động. Thực hiện đo kiểm, đánh giá các yếu tố trong môi trường lao động giúp phát hiện kịp thời các yếu tố có hại cho sức khỏe của người lao động như chất độc, hơi độc, bụi, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Kết quả quan trắc môi trường lao động là cơ sở dữ liệu khoa học để đưa ra biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn cho người lao động. Ngoài ra, quan trắc môi trường lao động còn giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc. Một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và thoải mái có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và chất lượng làm việc. Để đảm bảo hiệu quả làm việc thì việc tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh là rất cần thiết. Với tầm quan trọng đó, ngày 21/8/2024 vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Long Thành đã cử 2 cán bộ tham gia lớp Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng giám sát môi trường lao động do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức cho tuyến tỉnh và tuyến huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tại buổi tập huấn, Ông Đặng Ngọc Chánh – Khoa Sức khỏe Môi trường thuộc Viện Y tế Công cộng Tp.HCM đã truyền đạt 3 nội dung chính: Đánh giá hoạt động quan trắc môi trường lao động; Hướng dẫn sử dụng bảng kiểm để nhận diện, xác định yếu tố có hại trong môi trường lao động; Hướng dẫn lập kế hoạch quan trắc và đảm bảo chất lượng quan trắc. Buổi tập huấn đã đề cập đến những vấn đề mới và rất thiết thực nhằm nâng cao chất lượng của công tác quan trắc môi trường lao động, giúp các đơn vị quan trắc đánh giá đầy đủ và toàn diện các yếu tố phát sinh trong môi trường, nhận diện được các yếu tố nguy cơ để sớm cải thiện và khắc phục nhằm tạo ra môi trường lao lao động an toàn, góp phần hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hiện tại, Trung tâm Y tế huyện Long Thành là đơn vị có đủ chức năng quan trắc môi trường lao động theo Thông báo số 3721/TB-SYT ngày 15/9/2017 của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai về việc công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động đối với Trung tâm Y tế huyện Long Thành và cũng được công bố trên Website của Cục Quản lý môi trường y tế. Trong những năm qua, Trung tâm không ngừng đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thực hiện quan trắc. Hiện Trung tâm đã triển khai quan trắc các yếu tố trong môi trường lao động như: vi khí hậu. ánh sáng, ồn chung, ồn phân tích giải tần, bụi hô hấp, bụi toàn phần, các hơi khí độc chỉ điểm, hơi dung môi hữu cơ, đo kích thước Ecgônomie có bản trong vị trí lao động, đánh giá tư thế lao động theo phương pháp Owas… Dự kiến trong năm tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc để thực hiện các yếu tố như điện từ trường, bức xạ nhiệt, rung….nhằm phục vụ yêu cầu ngày càng cao từ phía các doanh nghiệp.
Hi vọng mới trong điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu Stanford đã loại bỏ tất cả dấu vết của ung thư ở chuột bằng cách tiêm một lượng nhỏ của hai chất kích thích miễn dịch trực tiếp vào các khối u rắn. Phương pháp này có hiệu quả đối với nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả những loại sinh tự phát. Việc tiêm tại chỗ lượng rất nhỏ các chất này có thể là phương pháp điều trị ung thư nhanh chóng và đỡ tốn kém mà không gây ra tác dụng phụ bất lợi thường gặp khi kích thích miễn dịch toàn cơ thể.
Sở Y tế giám sát hoạt động công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và HIV/AIDS
Ngày 21/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có một ngày giám sát hoạt động công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và HIV/AIDS của huyện Long Thành. Đoàn giám sát do ông Lưu Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Y tế là trưởng đoàn với các thành viên là nhân viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai. Nội dung giám sát nằm trong Kế hoạch số 75/KSBT ngày 03/5/2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai. Đoàn đã làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Long Thành, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, Trạm Y tế xã An Phước và Phòng khám đa khoa Lê Thành. Ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế huyện Long Thành đã xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết và HIV/AIDS. Triển khai các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh; điều tra và xử lý 20 ổ dịch và 137 ca bệnh tay chân miệng, điều tra và xử lý 49 ổ dịch sốt xuất huyết, giám sát bệnh dại; quản lý và chăm sóc điều trị cho 831 bệnh nhân HIV/AIDS, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 176 bệnh nhân; thực hiện chương trình tiêm chủng thường xuyên tại các trạm y tế xã, thị trấn, tiêm bù tiêm vét cho trẻ sót mũi năm 2023. Triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết và HIV/AIDS. Qua buổi giám sát, đoàn nhận xét Trung tâm Y tế huyện Long Thành đã và đang thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết và HIV/AIDS, thực hiện các báo cáo đúng quy định. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như tỷ lệ tiêm chủng, tiêm bù, tiêm vét không đạt chỉ tiêu; tỷ lệ bệnh nhân làm xét nghiệm tải lượng vi rút thấp do khó khăn trong việc thanh toán BHYT; công tác quản lý đối tượng tiêm chủng, bệnh nhân HIV gặp nhiều khó khăn do dân cư di biến động cao. Trong thời gian tới, Trung tâm Y tế huyện Long Thành cần chủ động trong việc giám sát, xử lý ổ dịch, đánh giá nguy cơ và xử lý dịch theo đúng quy định; kết nối với các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn trong việc ghi nhận các ca bệnh truyền nhiễm; phối hợp với ngành giáo dục truyền thông phòng chống bệnh tay chân miệng trong các trường học. Tăng cường chỉ đạo các địa phương thực hiện tiêm bù, tiêm vét ngay khi được cấp vắc xin, tránh bỏ sót đối tượng. Quản lý tốt số lượng người nhiễm HIV trên địa bàn./.
Tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết, tay...
BÁO CÁO NHANH Công tác phòng, chống Covid-19...
Báo Cáo Nhanh Công tác phòng, chống Covid-19...
Báo Cáo Nhanh Công tác phòng, chống Covid-19...
Báo cáo nhanh công tác phòng, chống Covid-19...
BÁO CÁO Công tác phòng chống dịch bệnh tuần...
Báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh tuần...
Phát động Tháng tiêm phòng bệnh dại cho...
Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã Long An năm 2024
Loại hình kinh doanh thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau loại hình kinh doanh ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao. Cụ thể, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó xảy ra một vụ nghiêm trọng làm hơn 500 người mắc và 01 người tử vong trên địa bàn thành phố Long Khánh liên quan đến loại hình thức ăn đường phố. Do vậy, sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Theo Quyết định 31/2019/QĐ-UBND ngày 17/7/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quy định trách nhiệm của UBND cấp xã tổ chức kiểm tra việc bảo đảm ATTP của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố, bán hàng rong trên địa bàn. Huyện Long Thành hiện có 892 cơ sở thực phẩm (thuộc lĩnh vực y tế quản lý). Trong đó: - Tuyến huyện quản lý: 257 cở sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. - Tuyến xã quản lý: 635 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (chiếm trên 70% số cơ sở thuộc ngành y tế quản lý trên địa bàn huyện). - Mô hình xã điểm thức ăn đường phố đã công nhận: 14/14 xã, thị trấn (đạt 100%). Để nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành đảm bảo an toàn thực phẩm và trách nhiệm của người trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn huyện Long Thành, ngày 07/8/2024, Trung tâm Y tế huyện Long Thành phối hợp UBND và Trạm Y tế xã Long An tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các đối tượng là người kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tại Trung tâm Văn hóa Thể thao-Học tập cộng đồng xã với hơn 90 người tham dự. Tham gia buổi tập huấn, các cá nhân kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn xã An Phước đã được tiếp thu các quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố theo Luật An toàn thực phẩm; các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố và các hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cũng tại đây, các hộ kinh doành còn được tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; tác động của chất lượng thực phẩm đối với sức khỏe con người; các nguồn ô nhiễm thực phẩm; thực trạng an toàn thực phẩm hiện nay; những nguy cơ về an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm; việc sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm; ngộ độc thực phẩm và các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt buổi tập huấn còn giúp người kinh doanh thức ăn đường phố nắm vững 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm, được hướng dẫn cách rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang và bao tay đúng cách, buộc tóc khi chế biến thực phẩm và lưu ý về những thói quen không phù hợp trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm. Lớp tập huấn đã cung cấp thông tin, giải đáp các thắc mắc của người tham dự về kiến thức an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống. Qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc và các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở địa phương./.